Bạn thắc mắc không biết vận chuyển hàng không thủ tục có đơn giản không? Bạn không rõ về quy trình vận chuyển hàng hóa hàng không? Bạn tự hỏi rằng cách tính cước khi gửi hàng hóa đường hàng không như thế nào? Bạn muốn tìm hiểu vận chuyển hàng hóa đường hàng không như thế nào? Vận chuyển Việt Úc sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn nhé!
AIR CARGO
Air cargo là hàng hóa vận chuyển bằng máy bay, hay còn gọi là bằng đường hàng không.
Đây là phương thức mà hàng được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (tiếng Anh là Cargo Aircraft, hay Freighter), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane)
Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị.
Theo hãng chế tạo máy bay Boeing, trong năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng đã vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu, trong khi máy bay hành khách đảm nhiệm 40% còn lại.
Ưu nhược điểm của vận tải hàng không
Mỗi phương thức vận tải đều có ưu nhược điểm riêng.
Với phương thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, bạn sẽ thấy có những điểm khác biệt rõ ràng so với vận tải bằng đường biển, đường bộ… Chúng ta có thể thấy rõ rằng chuyển hàng bằng máy bay là nhanh nhất, an toàn nhất, nhưng chi phí cao nhất. Vì thế, phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, nhạy cảm với thời gian giao hàng, chẳng hạn như:
Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh
Động vật sống, hài cốt
Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm, hoa tươi, hàng ướp bằng đá khô)
Dược phẩm
Những món đồ giá trị (vàng, kim cương)
Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)
Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang)
Ngoài ra còn phải kể đến những ưu điểm khác
Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra
Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…
Nhược điểm của vận chuyển hàng không
Nhược điểm lớn nhất là chuyển hàng bằng máy bay có giá cước cao nhất, tính tới từng kilogam. Do có cước phí cao như vậy, nên vận chuyển đường hàng không thường không thích hợp cho hàng hóa có giá trị thấp.
Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Thực tế là 2 đại lượng dung tích và khối lượng hàng sẽ bị giới hạn trên bởi kích thước khoang hàng, kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay. Nếu bạn không thể đưa kiện hàng vào/ra một cách an toàn thuận tiện, hoặc hàng vượt quá tải trọng cho phép của máy bay, thì bạn nên quên phương thức này đi. Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải pháp khả thi.
Quy trình vận chuyển hàng hóa hàng không
Quy trình vận chuyển hàng hóa hàng không ở mỗi vị trí khác nhau lại có quy trình khác nhau. Cụ thể; quy trình nhập khẩu hàng hóa khác với quy trình xuất khẩu. Quy trình nhận hàng của nước ngoài cũng cũng có điểm khác với quy trình xuất hàng ra nước khác. Nhưng nhìn chung chúng ta đều phải trải qua các bước như sau:
Bước 1: Kí hợp đồng vận chuyển với công ty vận chuyển
Bước 2: Làm thủ tục xuất nhập khẩu tại đơn vị cung cấp vận chuyển
Bước 3: Hãng hàng không chuyển hàng
Bước 4: Làm thu tục hải quan nếu là nhập khẩu hàng hóa nước ngoài
Bước 5: Đưa hàng về kho của nhà nhập khẩu
Đối với đường hàng không vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài thủ tục sẽ đơn giản hơn; Hầu hết người gửi chỉ làm việc với công ty vận chuyển; và những phần mềm quản lí vận tải Logistics chuyên nghiệp; nhiều năm kinh nghiệm trong ngành họ sẽ đưa hàng hóa của đúng nơi; đúng chỗ; đúng thời điểm.
Các bên tham gia vận chuyển hàng hóa hàng không
Nếu như bạn là người gửi hàng bằng đường hàng không ra nước ngoài thì sẽ có một số các bên tham gia như sau:
Các công ty bưu chính ( Postal Company ): Các công ty này thường có dịch vụ vận chuyển; đối với các hàng hóa là giấy tờ; chứng từ hay các mặt hàng có trọng lượng nhỏ hơn 30kg thì các công ty bưu chính sẽ đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển chúng đến tay người nhận.
Các công ty chuyển phát quốc tế ( Courier ): cũng như các công ty bưu chính của Việt Nam; các công ty chuyển phát quốc tế cũng có vai trò vận chuyển các kiện hàng bao gồm tài liêu phong bì.
Các công ty chuyển phát nhanh quốc tế ( Integrator ): các công ty chuyển phát nhanh nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng với khối lượng nhỏ hơn 75kg; Giá cả của các dịch vụ này thường sẽ lớn hơn các công ty chuyển phát quốc tế; Thông thuường; các công ty chở hàng hóa bằng máy bay vận tải của riêng mình; Đôi khi; họ cũng thuê môt phần dịch vụ chuyên chở của caác hãng hàng không trong; ngoài nước.
Các công ty giao nhận hàng không ( Air Cargo Forwarder ): đối với các kiện hàng lớn hơn 75kg; bạn cần phải nhờ đến các công ty giao nhận hàng không ví dụ như công ty Indochinapost. Những công ty này hoạt đông bằng cách thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không.
Các hãng hàng không ( Airline ); và các công ty khai thác máy bay (Air Operator): vận chuyển bằng đường hàng không không thể thiếu các hãng hàng không. Tất cả các hãng hàng không đều có dịch vụ vận chuyển hàng hóa thay vì chỉ vận chuyển người.
Các loại hàng hóa không thể vận chuyển bằng đường hàng không
Quy trình bay; vận chuyển hàng hóa của các hãng hàng không rất nghiêm ngặt. Đặc biệt là các chuyến bay liên quốc. Tuy nhiên sau đây là một số hàng cấm bay; chỉ có thể vận chuyển bằng đường bộ.
Thuốc nổ: áp dụng cho tất cả các loại thuốc nổ từ dân dự đến quân sự.
Khí gas: bao gồm tất cả các chất khí độc; dễ cháy nổ; bình gas; hột quẹt gas… thậm chí cả các bình khí không độc; không cháy nhưng gây cháy như bình oxy thở trong y tế.
Chất lỏng dễ cháy: tất cả các loại sơn; xăng; dầu; cồn; rượu; hàm độ cồn cao; các kim loại dễ cháy dạng bột.
Các sản phẩm ghi tên không rõ ràng
Pin; sạt; linh kiện điện tử; các sản phẩm tự sản sinh từ tính.
Khí làm lạnh; hợp chất hữu cơ; các chất oxy hóa có nguy cơ độc hại; gây ăn mòn; có nguy cơ phóng xạ…
Các chất tẩy rửa; nước hoa; mỹ phẩm…
Sữa bột; sữa nước; bột ăn dặm; cháo ăn dặm…
Một số hãng hàng không còn từ chối; cấm bay một số mặt hàng trang sức; hàng điện tử và các mặt hàng có giá trị cao như vàng hay kim cương
Giá cước vận chuyển_ nhanh nhưng chi phí cao
Giá cước được tính theo số lượng nào lớn hơn của:
Khối lượng thực tế: là khối lượng lô hàng được cân thực tế; tính theo kilogram
Khối lượng thể tích: là loại khối lượng quy đổi từ thể tích của lô hàng; được tính theo công thức riêng của IATA quy định:
Khối lượng thể tích = thể tích hàng / 5000
Thể tích hàng = dài x rộng x cao ( cm )
Chẳng hạng 2 kiện hàng mỗi kiện nặng 60kg; có kích thước lần lượt là 20 x 50x 60 ( cm ) giá cước sẽ đươc tính như sau:
Theo khối lượng thực tế: 2 x 60 = 120kg
Theo khối lượng thể tích: 2 x ( 20 x 50 x 60 ) / 5000 =24 kg
Vì 120kg> 24kg nên giá cước sẽ được tính theo kh lượng tính theo 120 kg.
Các loại cước khi vận chuyển hàng hóa hàng không
Thông thường hàng hóa khi vận chuyển qua máy bay sẽ bị tính một số loại cước. Đặc biệt đối với hàng hóa đặc biệt, chúng ta sẽ phải tính thêm một số loại cước khác:
Cước thông thường ( Normal rate )
Cước tối thiểu ( Minimum rate _ MR): là mức cước bắt buộc; mức giá này cố định. Thông thường giá cước của các hãng không sẽ cao hơn mức phí này.
Cước hàng bách hóa: General Cargo rate – GCR): Đây là mức cước cơ sở áp dụng đối với những hàng hóa bình thường, không phải hàng hóa đặc biệt hay những hàng hóa có cước riêng.
Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Là cước mức cước dành cho các loại hàng hóa đặc biệt đã được phân loại riêng, không thuộc hàng hóa thông thường.
Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): Đây là mức phí dành cho những hàng hóa muốn vận chuyển nhanh. Cước phí này được tính bằng cách công thêm 30% phí vào mức cước đã tính.
Cước container ( Container rate ): mức cước phí này dành cho các hàng hóa bắt buộc phải đóng trong container hàng không.
Các phụ phí khi vận chuyển hàng hóa hàng không
Phí vận chuyển từ kho hàng ra sân bay
Phí làm thủ tục hải quan
Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận chuyển xuống kho hàng hóa, và sắp xếp quản lý vào kho chờ bay
Phí soi an ninh: X-ray fee và Security, chi trả cho các hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay và có chi phí rất thấp.
Phí phát hành vận đơn (AWB fee)
Cước vận chuyển (Freight)
Phí tách Bill: Nếu bên Forwardẻ gộp nhiều House Bill lại, thì tại cảng đích các công ty dịch vụ hàng hóa sẽ phải tách bill
Phí THC: phí bốc xếp hàng hóa từ máy bay và từ kho lên phương tiện vận tải
Phí overtime: chi trả cho các công việc làm ngoài giờ
Những thuật ngữ phổ biến trong dịch vụ chuyển phát hàng không
Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong vận tải hàng không, trong đó có những chữ cái viết tắt, hầu hết đều xuất phát từ tiếng Anh:
A2A – Airport-to-Airport: vận chuyển từ sân bay khởi hành tới sân bay đích
ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian đến thực tế
ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
AWB – Air Waybill: vận đơn hàng không, lại được chia thành MAWB – Master Air Waybill (vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành) và HAWB – House Air Waybill (vận đơn nhà do người giao nhận phát hành)
Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay, được hãng hàng không xác nhận
Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.
FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt: Giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận
FTC – Forwarder’s Certifficate of Transport: Giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận
FWR – Forwarder’s Warehouse Receipt: Biên lai kho hàng của người giao nhận (cấp cho người xuất khẩu)
GSA – General Sales Agent: Đại lý khai thác hàng được hãng hàng không chỉ định
IATA – International Air Transport Association: Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
NOTOC – Notification To Captain: Thông báo cho cơ trưởng, là danh sách hàng hóa trên máy bay báo cho cơ trưởng chuyến bay biết
TACT – The Air Cargo Tariff: Bảng cước vận chuyển hàng hóa hàng không, do hãng hàng không công công bố
POD – Proof Of Delivery: Bằng chứng giao hàng, chứng từ thể hiện về việc người vận tải đã giao hàng theo thỏa thuận.
Volume charge: Cước phí vận tải hàng không tính theo dung tích hàng (thay vì trong trọng lượng)
Weight charge: Cước phí hàng không tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế