Hướng dẫn nhập khẩu thực phẩm chức năng

thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì?

      Thực phẩm chức năng tên tiếng anh là (Functional Foods) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tạo tinh thần thoải mái như: ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc với những người có tình trạng mất ngủ lâu năm, tình trạng chóng mặt, đau dạ dày… Bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và bảo đảm dưỡng chất cho cơ thể.

Hướng dẫn nhập khẩu thực phẩm chức năng
Hướng dẫn nhập khẩu thực phẩm chức năng

        Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y Tế, quy định chi tiết về quản lý thực phẩm chức năng.

        Căn cứ vào điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT đã nêu rõ:

  • Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

         Căn cứ Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng về.

Công bố thực phẩm chức năng (kiểm tra an toàn thực phẩm)

  • Với mục đích đem lại những sản phẩm chất lượng, sạch, an toàn, để  bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm chức năng phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường.

Thủ tục công bố thực phẩm chức năng

  • Giấy phép kinh doanh: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu/ giấy chứng nhận đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài). Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân(bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Các doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đi đăng ký công bố tránh tình trạng quên khi cán bộ yêu cầu xuất trình.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) và giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ nhập khẩu cấp được hợp thức hóa lãnh sự. Đây là giấy tờ cực kỳ quan trọng, không những là tài liệu cần phải bổ sung trên hồ sơ online mà còn rất nhiều trường hợp phải mang lên gặp chuyên viên để đối chiếu. Điều đặc biệt lưu ý ở đây là nội dung trên CFS phải chuẩn và tên sản phẩm trên CFS và nhãn sản phẩm cùng tên trên công bố phải khớp nhau.
  • Tài liệu chứng minh công dụng: các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: Nếu giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập  kiểm định có chứng nhận ISO 17025 và kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng  chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng về thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).
  • Chứng nhận công bố sản phẩm: chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm kiệm của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
    công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
                              công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

       Lưu ý: Một số lưu ý tôi muốn gửi đến các bạn khi làm công bố vì có khá nhiều trường hợp không được đủ điều kiện:

      + Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan

      + Kiểm tra giấy tờ, mẫu mã sản phẩm xem có logic chuẩn chỉ với nhau chưa.   

      + Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì các doanh nghiệp, cá nhân cần phải công bố lại sản phẩm. Gửi nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền ngay khi có thông báo.

      + Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ cho đến khi được cấp giấy phép công bố thực phẩm chức năng.

Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng

  • Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: tại cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest 1, tại Hà Nội), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3, tại Tp. HCM); Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (tại Hà Nội)…
  • Khai & truyền tờ khai hải: các giấy tờ thủ tục đính kèm V5, kèm theo giấy đã được kiểm duyệt.
  • Làm thủ tục hải quan: các bạn cần chuẩn bị trước công văn xin mang hàng về bảo quản (khi nhân viên hải quan yêu cầu xuất trình các bạn sẽ đỡ mất thời gian).
  • Chuyên viên trung tâm bạn đã đăng ký tới kiểm tra kho hàng và lấy mẫu về kiểm tra.
  • Sau khi kiểm tra nếu kết quả đạt, nộp lại kết quả cho cán bộ hải quan, lô hàng của bạn sẽ được thông quan dễ dàng. Nếu kết quả không đạt thì bạn sẽ phải xuất trả lô hàng (trường hợp này thường ít xảy ra vì thường thì các sản phẩm nhập khẩu được sử dụng nhiều ở nước ngoài có uy tín và thương hiệu, trừ trường hợp hàng giả kém chất lượng, tem giả, xuất xứ không rõ ràng…) mỗi lần kết quả không mong muốn như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí. Thông thường các bạn nên nhập thử về đi kiểm tra chất lượng trước rồi mới quyết định nhập số lượng lớn để kinh doanh, buôn bán.

Trên đây là tất cả những nội dung, chi tiết quy trình xuất nhập khẩu thực phẩm chức năng được cập nhật mới nhất của Vận chuyển Việt Úc.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến dịch vụ của vận chuyển Việt Úc. Vui lòng liên hệ tới số hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng. 

Đọc thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi Nhật Bản giá rẻ, nhanh chóng

Đọc thêm: Dịch vụ hỗ trợ tư vấn nhập khẩu hàng hóa

 

5/5 - (1400 bình chọn)